Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thủy sản, tôm cá sang 3 thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật. Bởi vậy, để có thể xuất khẩu tôm cá sang các nước này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đến các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản như ASC, GlobalGAP và BAP. Do đó, để giúp các doanh nghiệp và bà con nuôi thuỷ sản có thể nắm bắt được tiêu chuẩn này.

Tại sao cần phải có chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản?

  • Hiện nay, chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản là một trong những giấy chứng nhận giúp thông tin cho khách hàng về sản phẩm của bạn một cách rõ ràng và chính thống nhất. Đồng thời, giấy chứng nhận còn là “chiếc vé thông hành” có giá trị nhất được các doanh nghiệp sử dụng để xuất khẩu tôm, thuỷ sản vào các thị trường nước ngoài.
  • Bên cạnh đó, đạt tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản cũng giúp tăng giá trị sản phẩm thuỷ hải sản của doanh nghiệp so với những sản phẩm khác trên thị trường:
  • Đối với thị trường xuất khẩu: Mặt hàng thuỷ hải sản như tôm khi có chứng nhận BAP sẽ được gắn logo BAP để phân biệt và nhận diện thương hiệu đồng nhất trên toàn thế giới. Đây là một trong những chứng nhận chất lượng uy tín đối với người tiêu dùng tại 2 thị trường lớn là EU và Mỹ. Do đó, nếu sản phẩm có logo chứng nhận này sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn. Theo khảo sát, giá của các mặt hàng thuỷ sản khi có logo này sẽ cao hơn 11% so với sản phẩm không có logo chứng nhận.
  • Đối với thị trường tiêu thụ trong nước: Các trang trại nuôi thuỷ sản khi có chứng nhận này sẽ dễ dàng liên kết và cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các cơ sở thu mua và các nhà máy chế biến. Với tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản này sẽ giúp người nuôi dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, đồng thời giảm rủi ro về giá.
  • Giúp chứng minh thuỷ sản của doanh nghiệp là sản phẩm tiêu dùng đạt chất lượng, an toàn.
  • Chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản này có vai trò là đánh giá của bên thứ 3, giúp tăng thêm sự tín nhiệm và sự minh bạch cho sản phẩm.

Các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hiện nay ngày càng có xu hướng phát triển dựa theo những yêu cầu, đòi hỏi đa dạng của người tiêu dùng. Với người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản, họ luôn có các yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm. Hơn 90% các nhà bán lẻ tại thị trường Bắc Mỹ và 75% các nhà bán lẻ tại thị trường EU yêu cầu thủy sản phải đáp ứng với sự bền vững của môi trường.

Các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản uy tín, đáng tin cậy trên thế giới

Có nhiều tiêu chuẩn chứng nhận đã và đang được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam như: SQF, GlobalGAP, ASC, BAP, Naturland, AquaGAP, VietGAP,… Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quan trọng được áp dụng phổ biến cho nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có các tiêu chuẩn nuôi tôm xuất khẩu hiện nay là ASC, GlobalGAP và BAP.

Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản này là đều tập trung vào:

  • Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • An toàn dịch bệnh.
  • An toàn môi trường.
  • An toàn xã hội.
  • Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Dưới đây là thông tin về các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản ASC, GlobalGAP và BAP: