Tiêu chuẩn GlobalGAP
GlobalGAP là tổ chức tư nhân thiết lập các tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu.
GLOBAL GAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
– Tiêu chuẩn GlobalGap là tiêu chuẩn tập trung vào quản lý chất lượng, an toàn và truy nguồn gốc trong lĩnh vực nuôi trồng cây, rau, củ, quả, gia cầm, gia súc, thủy sản,… nói chung là lĩnh vực nông nghiệp.
– Tiêu chuẩn Global GAP tập trung chủ yếu trong 2 lĩnh vực là nuôi và trồng. Hiện tại Global GAP đã phát triển chuyên biệt cho từng lĩnh vực cụ thể như nuôi cá tra, nuôi tôm, trồng chè, vú sữa, bưởi,….
– Global GAP là một tiêu chuẩn trước cổng trại, có nghĩa là việc cấp chứng nhận cho các quá trình sản xuất từ khi hạt giống được gieo trồng đến khi sản phẩm được xuất khỏi trang trại (ở điều kiện Việt nam là sản phẩm được bán ra khỏi các gia đình tư nhân).
Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn Global GAP:
– Tiêu chuẩn Global GAP được áp dụng cho tất cả tổ chức bao gồm: các trang trại, vườn, các vùng nuôi, các công ty, cơ sở thực hiện sản xuất kinh doanh thực phẩm.
– Là một tiêu chuẩn tự nguyện, tập trung thực hiện trong lĩnh vực quản lý an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP:
– Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
– Giải phóng được công việc mang tính chất tập trung của lãnh đạo. Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn.
– Sản phẩm của bạn được công nhận theo tiêu chuẩn của Global GAP thì rất dễ dàng lưu hành ở mọi thị trường trên thế giới.
– Các hoạt động có tính hệ thống, mọi người đoàn kết, làm việc trong môi trường thoải mái.
– Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, thông qua thực hành nông nghiệp tốt của người sản xuất.
– Chất lượng của sản phẩm & dịch vụ luôn ổn định.
– Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu.
– Và rất nhiều lợi ích khác…
Các yêu cầu khi áp dụng tiêu chuẩn Global GAP:
– Tiêu chuẩn GlobalGap yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ. Chẳng hạn như phải làm sạch nguồn đất, đảm bảo độ an toàn nguồn nước; giống cây trồng, vật nuôi được chọn cũng là giống sạch bệnh bởi nếu giống không an toàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới năng suất, chất lượng; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đảm bảo là những thuốc trong danh mục, chủ yếu là thuốc có nguồn gốc hữu cơ an toàn cho người sử dụng.
– Người sản xuất phải ghi chép lại toàn bộ quá trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.
– Trọng tâm của GlobalGap là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, nhưng bên cạnh đó nó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.
– Điều cốt lỏi của bộ tiêu chuẩn Global GAP là sản phẩm đem bán hay lưu hành trên thị trường phải bảo đảm được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của khách hàng, sản phẩm bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc.
– Người sản xuất, lưu thông, phân phối đều có liên đới chịu trách nhiệm với sản phẩm của họ đối với mọi khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, mỗi sản phẩm đều cần phải có lý lịch rõ ràng, được ghi chép tỷ mỹ và được kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.
– Trọng tâm của Global GAP là an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, bên cạnh đó cũng đề cập đến các vấn đề khác như an toàn, sức khỏe và phúc lợi cho người lao động và bảo vệ môi trường.