Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh được xác định là do một chủng vi khuẩn Vibrio parhaemolyticus đặc biệt có độc lực cao.

chẩn đoán

Tôm bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhợt nhạt đến trắng, ruột tôm không có thức ăn hoặc đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết cao. Tôm sú bệnh EMS thường có màu đậm, chậm lớn (tương tự như bệnh còi MBV) các biểu hiện trên gan tụy tương tự như trên thẻ chân trắng như màu sắc nhợt nhạt, gan tụy teo, ruột không có thức ăn.

Hình 1: Tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu nhiễm bệnh Hoại tử gan tụy (A, B). Gan tụy (HP) teo, màu nhợt nhạt; dạ dày (ST) và ruột (MG) không có thức ăn. Hình (C, D) là tôm khỏe cho thấy HP có kích thước bình thường với màu da cam hơi tối, dạ dày và ruột đầy thức ăn. Hình (B) và (D) là mẫu lấy từ hai con tôm ở hình (A) và (C) tương ứng.

 

Tôm sú nhiễm EMS/AHPND có màu đậm, chậm lớn, gan tụy teo (mũi tên màu đen).

Phòng và điều trị bệnh

Chọn giống tốt, khỏe mạnh. Kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước ao nuôi, trong đất và trên tôm giống để chắc chắn rằng mật số của Vibrio luôn ở mức an toàn.Nuôi ghép với cá rô phi hoặc các loài cá khác, tạo quần thể vi sinh (tảo và vi khuẩn) có lợi trong ao để át chế nhóm vi khuẩn Vibrio phát triển (chúng sẽ cạnh tranh về dinh dưỡng, môi trường sống,…với vi khuẩn gây bệnh). Có thể nuôi luân canh, vụ chính nuôi tôm sau đó nuôi các đối tượng khác như cá kèo,… Nếu muốn nuôi tôm bền vững và lâu dài trên mảnh đất của chúng ta thì nên hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh!