nguyên nhân

Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô do infectious hypodermal and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) gây ra. IHHNV được phân loại thuộc họ Parvoviridae, thuộc giống mới Brevidensovirus.

Chẩn đoán

Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh biểu hiện chủy bị cong hoặc dị hình, các phụ bộ ở phần đầu ngực cũng có biêu hiện không bình thường, bị biến dạng, vỏ thô ráp sần sùi, râu tôm quăn queo, tăng trưởng của tôm giảm từ 10 – 30%, tôm bị còi cọc. Đối với tôm sú, khi biểu hiện bệnh tôm thường chuyển sang màu xanh, cơ bụng có màu trắng đục và tôm thường chết nhiều trong giai đoạn 10 – 20 ngày sau khi thả giống. Bệnh IHHNV làm giảm sản lượng và gây thiệt hại về kinh tế vì khi thu hoạch, tôm nhiễm bệnh thường có kích thước nhỏ, không đồng đều và dị hình.

Hình 8: Tôm thẻ chân trắng bệnh IHHNV với các dấu hiệu điển hình như cong quẹo, phần đuôi dị hình, biến dạng.

 

Hình 9: Cận cảnh tôm thẻ chân trắng bệnh IHHNV. Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện của bệnh IHHNV, thân tôm bị biến dạng

 

Hình 10: Tôm thẻ chân trắng có biểu hiện của bệnh IHHNV, thân tôm bị biến dạng, dị hình.

phòng và điều trị bệnh

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là sử dụng tôm bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh. Phương pháp tiệt trùng trứng và ấu trùng là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả tại các trại sản xuất giống. Đối với các ao nuôi tôm thịt, chọn lọc và kiểm tra con giống khỏe mạnh, sạch bệnh, không nhiễm IHHNV cũng là một cách phòng bệnh.