Thời điểm giao mùa từ mùa xuân sang mùa hè làm các yếu tố môi trường nước thay đổi như nhiệt độ, oxy, pH… Hiện tượng nắng mưa xen kẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, virus… phát triển. Để hạn chế tối đa hiện tượng cá bị bệnh do biến đổi thời tiết, người nuôi cần tuân thủ tốt một số biện pháp phòng và trị bệnh như sau:
- Phòng bệnh tổng hợp cho cá
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, giữ các yếu tố môi trường trong ao ít bị biến động đột ngột, những ao nuôi thâm canh cần tăng cường sử dụng quạt nước. Tích cực cho cá ăn đầy đủ về lượng, bảo đảm về chất đồng thời bổ sung Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Thường xuyên cấp nước mới vào ao để tăng cường oxy và không gian sống của cá. Vệ sinh sạch sẽ khu vực cho cá ăn hàng ngày, định kỳ 2 lần/tháng dùng vôi bột té đều khắp mặt ao với lượng 2 – 3kg/100m3 nước (lượng vôi bón tùy theo pH nước ao nuôi).
- Phòng và trị một số bệnh cho cá lúc giao mùa
– Bệnh đốm đỏ do vi khuẩn: Bệnh này thường xuất hiện hầu hết trên các loài cá nuôi nước ngọt như cá trắm cỏ, chép, trôi…; bệnh xuất hiện quanh năm, thường tập trung vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 – 5), mùa thu (tháng 8 – 10) khi nhiệt độ nước 25 – 300C. Biểu hiện cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần. Tỷ lệ chết từ 30 – 70%.
+ Phòng bệnh: Cần bổ sung Vitamin C cho vào thức ăn trước mùa bệnh theo các tỷ lệ: Cá giống 4 gam/1kg cá/1 ngày, cá thịt 2 gam/1kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục. Đồng thời, để phòng bệnh trước khi thời tiết chuyển mùa cần dùng thuốc Tiên Đắc 1 trước một tháng với lượng 50 gam/250kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục.
+ Trị bệnh: Dùng thuốc Tiên Đắc 1 với liều lượng 50 gam/50kg cá/1 ngày, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục, thuốc được trộn vào thức ăn nấu chín để nguội hoặc trộn vào thức ăn tổng hợp trước khi cho ăn từ 30 – 60 phút.
– Bệnh xuất huyết ở họ cá chép: Còn gọi là bệnh do virus mùa xuân, bệnh thường bị vào cuối mùa xuân. Biểu hiện cá ngạt thở, mất thăng bằng bơi không định hướng ở tầng mặt, chết chìm ở đáy. Da có màu tối, mang, da và có thể ở mắt xuất huyết; chỗ viêm có nhiều chất nhầy, mắt lồi nhẹ, mang nhợt nhạt, các tơ mang kết lại, có máu loãng chảy ra từ hậu môn.
+ Phòng bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp: Thuốc tím với nồng độ 10 – 20ppm (10 + 20g/1m3), thời gian tắm 30 – 60 phút, hoặc dung dịch oxy già với nồng độ 50 – 100ppm, thời gian tắm 30 – 60 phút. Trước và trong mùa bệnh, định kỳ trộn khoáng chất và Vitamin vào thức ăn cho cá ăn.
– Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ: Xuất hiện nhiều vào cuối xuân, đầu hè.
Biểu hiện khi cá bị bệnh: Da đổi màu tối sẫm, khô ráp, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt, cá kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Gốc vây, nắp mang, xoang mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lồi nhẹ và xuất huyết, các tia mang nhợt nhạt. Trong xoang cơ thể, gan, thận, lá lách xuất huyết, trong ruột và dạ dày không có thức ăn. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở cá cỡ từ 10 – 30cm, đặc biệt nghiêm trọng nhất ở cá cỡ 18 – 22cm xuất hiện chủ yếu ở trắm cỏ và trắm đen.
+ Biện pháp phòng trị bệnh: Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp hoàn toàn như bệnh xuất huyết do virus ở họ cá chép.
– Bệnh nấm thủy my: Bệnh xuất hiện ở những ao tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. Động vật thủy sản đánh bắt, vận chuyển bị xây sát. Bệnh phát triển mạnh vào mùa xuân khi nhiệt độ từ 18 – 250C.
+ Phòng bệnh như bệnh đốm đỏ, áp dụng biện pháp tổng hợp, thường xuyên quản lý ao hồ, thao tác đánh bắt nhẹ nhàng tránh xây sát, chọn giống cá có sức đề kháng tốt.
Trung tâm Khuyến nông Thái Bình – Báo Thái Bình, 06/04/2021
Hướng dẫn cách phòng trị một số bệnh cho cá lúc giao mùa
Vào thời điểm giao mùa cá nuôi thường mắc một số bệnh như: Bệnh đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy my, bệnh trùng mỏ neo… Dưới đây là cách phòng trị bệnh:
- Bệnh đốm đỏ
Bệnh thường xuất hiện quanh năm, tập trung vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 – 5) mùa thu (tháng 8 – 10) khi nhiệt độ nước 25 – 300C.
– Biểu hiện bệnh:
+ Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ trên tầng mặt, da cá tối màu, cá mất nhớt thô ráp, xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể, mắt lồi, hậu môn viêm xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, các vây tia cụt dần, thường gặp ở cá trắm cỏ.
+ Thường tỷ lệ chết từ 30 – 70%.
– Hướng dẫn cách phòng bệnh:
+ Cần bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá trước mùa bệnh: Đối với cá giống dùng 4 gam/1kg cá/1 ngày, với cá thịt liều lượng là 2 gam/1kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục.
+ Trước khi thời tiết chuyển mùa cần dùng thuốc Tiên Đắc trước một tháng để phòng bệnh cho cá, lượng dùng 50 gam/250kg cá/1 ngày, cho ăn 3 ngày liên tục.
– Hướng dẫn cách trị bệnh: Dùng thuốc Tiên đắc 50 gam/50kg cá/1 ngày, cho ăn 5 – 7 ngày liên tục, thuốc được trộn vào thức ăn nấu chín để nguội hoặc trộn vào thức ăn tổng hợp trước khi cho ăn từ 30 – 60 phút.
- Bệnh xuất huyết do vi rút
Bệnh xuất hiện quanh năm.
– Biểu hiện của bệnh:
+ Đại bộ phận da cá xuất huyết, vẩy rụng, gốc vây bụng, ngực, vây lưng, các tia vây rách nát cụt dần, có lúc ruột xuất huyết, lỗ hậu môn bị xuất huyết.
+ Trường hợp bệnh nặng cá cắm đầu xuống dưới, đuôi lên trên thành vuông góc với mặt nước, cá nhanh chóng chết hàng loạt.
Cá bị bệnh xuất huyết do vi-rút
– Phòng bệnh: tương tự như đối với bệnh đốm đỏ.
- Bệnh trùng mỏ neo
Bệnh xuất hiện quanh năm.
– Biểu hiện bệnh: Cá bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm. Trùng hút dinh dưỡng nên cá gầy yếu.
– Hướng dẫn cách phòng bệnh:
+ Cần giữ nước ao sạch sẽ không dùng nguồn nước ở các ao bị bệnh đưa vào ao nuôi.
+ Có thể Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước để diệt trùng mỏ neo có trong ao.
- Bệnh nấm Thủy my
– Bệnh xuất hiện ở những ao tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày. Động vật thủy sản đánh bắt, vận chuyển bị sây sát.
– Bệnh phát mạnh vào mùa xuân khi nhiệt độ từ 180C – 250C.
– Phòng bệnh như bệnh đốm đỏ, áp dụng biện pháp tổng hợp, thường xuyên quản lý ao hồ, thao tác đánh bắt nhẹ nhàng tránh sây sát, chọn giống cá có sức đề kháng tốt, giống miễn dịch tự nhiên.